Quốc gia xuất hiện trong số đầu tiên của Tạp chí Cà phê đó chính cái tên rất quen thuộc với hầu hết chúng ta – Việt Nam. Những thông tin ngắn gọn và hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm lí do vì sao Việt Nam được biết đến như một quốc gia cà phê. Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai và là nhà cung cấp cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Cà phê được người Pháp giới thiệu lần đầu tiên vào thế kỷ 19. Đến những năm 1950, người Pháp đã mở nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên tại Việt Nam. Từ đó, cà phê Việt Nam đã vượt ra ngoài khuôn khổ của cà phê hòa tan được gây dựng bởi Pháp và phát triển thành một ngành công nghiệp lớn hơn rất nhiều. Vậy hàng năm Việt Nam sản xuất được bao nhiêu cà phê? Trong những năm 2012/13, Việt Nam đã xuất khẩu 22 triệu bao cà phê 60 kg ra thị trường thế giới.
Cà phê tại Việt Nam
Là nhà cung cấp lớn nhất thế giới về cà phê Robusta, hãy cùng chúng tôi khám phá những hương vị quen thuộc của loại cà phê này tại Việt Nam được trồng chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên thuộc các tỉnh Đà Lạt, Pleiku, Đắk Lắk, Kon Tum và Gia Lai.
Cà phê Robusta Việt Nam khi được rang xay tươi và tỉ mỉ sẽ tạo ra mùi vị độc đáo kết hợp giữa hương sôcôla và caramel với một chút vị thuốc lá và gia vị để lại hương vị tinh tế khó quên.
Người Việt Nam được biết đến với cách pha cà phê Robusta độc đáo, không giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới. Bằng cách sử dụng phin, chúng ta đã có thể pha một ly cà phê đen với hương vị đậm đà không kém gì cà phê Espresso mà không cần dùng đến các loại máy móc phức tạp thường thấy. Tuy nhiên, một ly cà phê phin đúng vị cũng đòi hỏi sự chắc tay và kiên nhẫn của người pha.
Do vị cà phê đen khá mạnh đối với người Việt, chúng ta thường có nhiều cách để làm giảm độ đậm đặc của cà phê và tăng thêm hương vị khi uống. Tương tự cà phê Bonbon của Tây Ban Nha, người Việt thường pha cà phê với sữa đặc và đá nhằm làm giảm độ đậm của cà phê và có thói quen thưởng thức cà phê vào giữa buổi sáng khi làm việc.